NHỮNG LOẠI ĐÈN CƠ BẢN TRÊN Ô TÔ TÀI XẾ CẦN BIẾT

NHỮNG LOẠI ĐÈN CƠ BẢN TRÊN Ô TÔ TÀI XẾ CẦN BIẾT

Hệ thống các loại đèn xe ô tô là một bộ phận không thể thiếu với mỗi chiếc xe. Các xe có thể khác nhau ở thiết kế, nhưng vẫn phải đảm bảo có đủ những loại đèn cơ bản để hỗ trợ người lái an toàn. Việc sử dụng thành thạo các loại đèn trên xe ô tô sẽ giúp bạn lái xe an toàn hơn, tham gia giao thông thuận tiện và chuẩn mực hơn rất nhiều. Vì vậy hãy tìm hiểu các loại đèn xe ô tô và cách thức sử dụng chúng trong bài viết dưới đây.

Những hệ thống đèn trên ô tô, lái xe nên nắm rõ

Khi nào sử dụng đèn gầm ô tô? khi nào được bật đèn pha ô tô? Các loại đèn trên xe ô tô là gì? – Đây là những câu hỏi mà nhiều người khi mới học lái xe thắc mắc và cần được giải đáp, để biết được cách sử dụng của mỗi chiếc đèn, cần phải hiểu công dụng chính của từng chiếc đèn đó.

1. Đèn pha xe ô tô

Đây là nhóm đèn có nhiệm vụ chiếu sáng giúp người điều khiển xe có thể quan sát tốt hơn vào buổi tối. Vị trí nằm tại 2 bên phía trước mũi xe, mỗi bên sẽ có ít nhất 1 đèn hoặc nhiều hơn tùy nhà sản xuất.

Đèn pha trên xe ô tô

– Chiếu xa ( đèn pha): đây là chế độ chiếu xa của đèn, giúp cho người lái quan sát được xa hơn khi đi trên đường cao tốc, đường một chiều không có xe đi ngược lại. Lý do đèn pha sử dụng khi không có xe đi ngược chiều là vì đèn pha có ánh sáng rất mạnh, rộng và xa. Có thể làm chói mắt người lái xe đi ngược chiều dẫn tới tai nạn, vì vậy tài xế phải hết sức chú ý khi sử dụng đèn pha.

+ Việc sử dụng đèn pha không đúng nơi quy định hay để xảy ra tai nạn sẽ bị phạt theo quy định pháp luật.

Đèn chiếu xa trên xe ô tô

– Chiếu gần ( đèn cos): là đèn chiếu gần dùng để chiếu sáng cho xe vào buổi tối trong khoảng cách gần ánh sáng trải đều trên mặt đường. Đèn cos không gây ảnh hưởng tới mắt của người đi ngược chiều nên có thể sử dụng trong nhiều khu vực khác nhau, kể cả khu dân cư.

Ngoài ra, hệ thống đèn cos và pha nguyên bản của xe ô tô thường có ánh sáng chiếu sáng vừa đủ. Tuy nhiên với khách hàng thường di chuyển trong địa hình mưa, không có đèn đường hỗ trợ, đèo, đồi núi, hay bị cận, lớn tuổi mắt kém việc quan sát rất khó khăn,….

2. Đèn sương mù

Đèn sương mù xe ô tô có tên gọi khác là đèn gầm. Loại đèn đèn này thuộc nhóm đèn chiếu sáng cho xe nhưng chỉ dùng khi có sương mù hay mưa phùn.

Đèn sương mù, đèn gầm trên ô tô

Vị trí lắp đặt của đèn gầm là tại vị trí cản trước, nằm cùng với 2 đèn chiếu sáng chính của xe. Đèn sương mù được tách biệt hệ thống điều khiển với đèn chính. Để có thể sử dụng một mình nó khi cần thiết hoặc không sử dụng.

Sử dụng đèn sương mù trong thời tiết xấu

Sử dụng đèn sương mù trong thời tiết xấu

Tại sao không dùng đèn chính để phá sương? – Đèn sương mù không sử dụng các tông màu lạnh như đèn chính, mà chỉ dùng màu vàng có cường độ sáng cao. Bởi vì trong điều kiện sương mù hay mưa phùn, màu lạnh sẽ làm tăng độ lóa dẫn tới cản trở người lái xe. Còn màu vàng của đèn sương mù sẽ không bị lóa, chiếu sáng mặt đường và vạch kẻ đường rõ ràng hơn.

Nhiệt màu của đèn

3. Đèn hậu xe hơi

Đèn hậu xe hơi là bộ phận không thể thiếu khi tham gia giao thông. Hỗ trợ người lái xe quan sát khi thiếu sáng phía sau, hay khi lùi xe trong đêm. Nằm cạnh đèn hậu và một số đèn khác có những chức năng khác nhau.

Vị trí đèn hậu xe hơi thường đặt hai bên rìa của đuôi xe, với 2 màu đỏ, cam và trắng lắp đối xứng nhau. Tùy theo đèn bên cạnh đèn hậu là gì, nhà sản xuất sẽ có những thiết kế khác nhau để tránh gây nhầm lẫn. Khi đèn hậu gắn cùng đèn sương mù, nhà sản xuất sẽ thiết kế màu đỏ, còn gắn với đèn lùi sẽ có màu trắng. Đèn được sản xuất với chất liệu nhựa cao cấp, độ bền cao và chống va đập khi có sự cố.

Đèn hậu xe ô tô

Chức năng chính của đèn hậu là giúp xe đi đằng sau nhận biết vị trí của xe phía trước dù trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như sương mù hay mưa. Do vị trí đèn nằm đối xứng 2 bên đuôi xe nên xe đằng sau có thể ước tính được kích thước của xe trước. Ngoài ra đèn hậu còn giúp các xe xung quanh căn được khoảng cách an toàn khi đi gần hay vượt trên đường.

Đèn hậu được nối chung công tắc điều khiển với đèn pha, vì vậy khi bạn bật đèn pha phía trước thì đèn hậu phía sau cũng được bật.

Tương tự nếu đèn pha của bạn tắt mở tự động, thì đèn hậu cũng sẽ được tắt mở tự động theo.

>>> Lưu ý: khi đi chuyển buổi tối mà đèn hậu không hoạt động. Bạn có thể bị phạt từ 300.000 – 400.000 đồng.

4. Đèn xi nhan

Đèn xi nhan thuộc nhóm đèn tín hiệu của xe ô tô. Được lắp đối xứng 2 bên mũi xe và đuôi xe thuận lợi cho những người tham gia giao thông khác có thể thấy.

Đèn xi nhan trên xe ô tô

Đèn xi nhan trên xe ô tô

Đèn xi nhan được sử dụng khi người lái xe muốn rẽ trái hoặc phải hay chuyển làn, mỗi lần sẽ chỉ có một bên đèn sáng và nhấp nháy.

Cách sử dụng đèn xi nhan đúng đó là bật đèn trước vị trí muốn rẽ 20 -25m để báo hiệu cho các xe xung quanh trước. Sau khi rẽ xong từ 5 đến 10m mới tắt đèn xi nhan.

5. Đèn phanh

Đèn phanh ô tô có chức năng báo hiệu cho các xe đằng sau biết xe đi trước đang giảm tốc độ hoặc dừng lại. Từ đó xe sau có thể chủ động điều chỉnh vận tốc phù hợp với tình huống tránh va chạm. 

Đèn phanh trên xe ô tô

Đèn phanh trên xe ô tô

Đàn phanh thường có màu đỏ sáng hơn so với đèn hậu khi hoạt động, nằm cùng hoặc cạnh đèn hậu 2 bên mép lưng xe. Khi tài xế nhấn chân phanh, đèn sẽ phát sáng.

Một số loại xe cao cấp đèn hậu có thể tích hợp với đèn phanh luôn. Khi xe tăng tốc hay chạy đều đèn hậu sẽ sáng nhẹ, khi nhấn phanh đèn hậu sẽ sáng đậm hơn nhiều. 

Các bác tài hãy lưu ý điểm này để dễ dàng nhận biết đèn phanh cả xe đối diện.

6. Đèn khẩn cấp

Đèn khẩn cấp là một chức năng đặc biệt của đèn xi nhan. Khi bấm nút khẩn cấp, cả 2 bên trái phải, trước sau đèn xi nhan cùng nhấp nháy liên tục thay vì 1 bên như bình thường.

Nút khẩn cấp trên xe ô tô

Đèn khẩn cấp được sử dụng khi gặp một số sự cố nhất định, các bác tài cần phải nắm rõ những trường hợp được sử dụng đèn khẩn cấp tránh bị phạt tiền oan.

– Khi gặp sự cố bất ngờ trên đường: để các xe khác né tránh hoặc giúp đỡ;

– Khi đi qua khu vực đông đúc: khu vực giao thông hỗn tạp, xe có nhiều điểm mù nên cần bật đèn để người xung quanh tránh;

– Khi di chuyển trong điều kiện xấu: trong điều kiện thời tiết xấu, tầm nhìn hạn chế nên bật đèn khẩn cấp để báo hiệu cho người xung quanh đang có xe tới.

7. Hệ thống đèn trong cabin

Hệ thống đèn trong cabin chủ yếu dùng để chiếu sáng nội thất xe, đèn trang trí tạo điểm nhấn cho xe.

Đèn chiếu sáng nội thất trong xe ô tô

GPNE là Thương hiệu chuyên sản xuất bóng đèn LED tăng sáng cho ô tô số 1 thế giới

Nổi tiếng với công nghệ kỹ thuật chuyên sâu, hiện đại đến từ Đức. Ra đời năm 2012, GPNE sở hữu tiềm lực kỹ thuật mạnh mẽ với đội ngũ R&D chuyên nghiệp dành riêng cho việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới. Tự hào mang đến hành trang tăng sáng lý tưởng, GPNE luôn không ngừng nỗ lực nghiên cứu, cải tiến hệ thống sản phẩm để chinh phục ngay cả những khách hàng khó tính nhất.

Với diện tích cơ sở sản xuất lên đến hơn 20.000m² cùng hệ thống quản lý chất lượng hoàn chỉnh và khoa học, các sản phẩm Đèn LED tăng sáng của GPNE đảm bảo chất lượng tuyệt đối do đều được sản xuất và tuân thủ nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000, đạt chuẩn E-mark, CE, RoHS và các chứng nhận chất lượng khác. 

Trong hơn 11 năm hình thành và phát triển, GPNE đang ngày càng khẳng định mạnh mẽ vị thế Đèn LED Tăng sáng số 1 toàn cầu với mạng lưới rộng khắp tại nhiều quốc gia như Việt Nam, Philippines, Thái Lan, Hoa Kỳ… Các sản phẩm Đèn LED tăng sáng của GPNE được xuất khẩu sang Châu Âu, Hoa Kỳ, Đông Nam Á. Đến với 203 quốc gia, đèn LED tăng sáng GPNE luôn là sự lựa chọn số 1 của hàng trăm triệu chủ sở hữu ô tô trên toàn thế giới. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status